EIB sẽ giải ngân các khoản vay trong vòng 3 năm tới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua các ngân hàng trung gian Hy Lạp. EIB cũng sẽ hỗ trợ Hy Lạp trong ngành xây dựng, đầu tư nước ngoài và các dự án tư nhân, Bộ trưởng Phát triển Hy Lạp Costis Hatzidakis cho biết.Các ngân hàng Hy Lạp phụ thuộc vào Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) để tồn tại và không muốn tài trợ cho bất kỳ công ty trong nước nào. Tuy nhiên đối với các công ty lớn nhất, Athens và Liên minh châu Âu (EU) đã buộc EIB - bộ phận đầu tư dài hạn - hỗ trợ cho các công ty này.EIB cũng đã do dự trong nhiều tháng bởi lo ngại Hy Lạp chưa thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ và có thể phải rời bỏ khu vực đồng euro.Trong năm vừa qua, EIB chỉ tài trợ cho các dự án của Hy Lạp 10 triệu euro và tin tốt lành là ngân hàng này sẽ "sớm tiếp tục đầu tư" cho đất nước, Bộ trưởng Tài chính Yannis Stournaras ngày 21/7 cho biết.Hy Lạp, vốn gặp khó khăn trong đáp ứng việc thu hẹp ngân sách mà EU và IMF đề ra, đang chạy đua để bù lại thời gian đã mất trong 2 cuộc bầu cử. Thủ tướng Antonis Samaras đang đàm phán với các chủ nợ để giảm các điều kiện cứu trợ, giữa bối cảnh suy thoái kéo dài và tồi tệ nhất từ Chiến tranh thế giới thứ II ảnh hưởng tới các nỗ lực thu thuế của chính phủ và các biện pháp thắt lưng buộc bụng gây khó khăn cho cuộc sống của người dân.Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã giảm kỷ lục 6,9% vào năm ngoái, với đầu tư giảm khoảng 20%. Nhóm chuyên gia kinh tế thuộc Quỹ Nghiên cứu Kinh tế và Công nghiệp (IOBE) ở Hy Lạp vừa đưa ra dự đoán, nền kinh tế nước này sẽ sụt giảm mạnh hơn mức dự kiến âm 6,9% trong năm nay. Đáng chú ý là theo số liệu mới công bố của Cơ quan dịch vụ thống kê Hy Lạp (ELSTAT), ngành xây dựng - động lực thúc đẩy tăng trưởng chủ chốt của nước này - tiếp tục “ảm đạm” trong tháng 4/2012, với số lượng nhà xây dựng giảm tới 27,3% so với cùng kỳ năm 2011.Kết quả này có thể sẽ cản trở nỗ lực cắt giảm thâm hụt ngân sách của Chính phủ Hy Lạp và khiến nền kinh tế càng dễ bị tổn thương hơn./.
EIB đồng ý bơm tiền cứu các doanh nghiệp Hy Lạp
Theo Gafin