Huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) được mệnh danh là “vương quốc” hoa kiểng, cây giống của cả nước. Toàn huyện có  hơn 1.300 ha trồng cây giống, hoa kiểng với hơn 20 triệu sản phẩm và trên 8.500 ha vườn cây đặc sản như: chôm chôm, sầu riêng, măng cụt…

Do thực hiện tích cực công tác ứng phó với hạn, mặn của chính quyền và người dân, nên đến thời điểm này, vườn cây ăn trái, cây giống, hoa kiểng tại địa phương đã hạn chế thiệt hại.

han_man_vov_2__xuil.jpg
Dù ảnh hưởng hạn mặn những nhiều cây cối ở Bến Tre vẫn tươi tôt.

Cũng như nhiều khu vực khác ở vùng ĐBSCL, gần như toàn huyện Chợ Lách đều bị nước mặn  trên 5 phần nghìn bủa vây, bao phủ gần hết địa bàn. Để chống hạn, mặn cứu nguy cho vườn cây giống, hoa kiểng, chính quyền và người dân địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt, khẩn trương như: Dùng xe bồn, xe tải, sà lan chở nước ngọt từ sông Cổ Chiên hay thượng nguồn sông Tiền về bơm vào mương vườn tới cho cây; đào ao, vét mương trữ nước ngọt…

Ông Phạm Anh Linh, Phó chủ tịch UBND huyện Chợ Lách cho biết, đến thời điểm này chưa ghi nhận diện tích cây giống, hoa kiểng hay vườn cây ăn trái bị chết do thiếu nước ngọt. Tuy nhiên, nhiều diện tích, có biểu hiện bị cháy lá, kém phát triển có thể ảnh hưởng đến năng suất. Một số vườn cây bị lão hóa, kém năng suất được nhà vườn phá bỏ để cải tạo, trồng lại giống mới.

Mô hình trữ nước ngọt để cung ứng cho vườn cây ăn quả, cây giống hoa kiểng tại huyện Chợ Lách đã phát huy hiệu quả.

Hiện nay, công tác “cứu khát” cho vườn cây ăn quả, cây giống hoa kiểng tiếp tục được chính quyền và người dân địa phương thực hiện khẩn trương.

"Hiện tại chưa có thiệt hại gì, cây chỉ suy dinh dưỡng, không bị chết... Qua đợt hạn mặn này cây nào còn sống thì sẽ phát triển rất tốt, ít nhất cây chết là phải 6 tháng sau.

Nước đối với huyện Chợ Lách hiện nay là chở, thứ hay là người dân khảo sát chỗ nào nước kênh có thì dẫn vô sâu và đặt ống qua quốc lộ 57 chuyển về" - ông Phạm Anh Linh chia sẻ./.