Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp đã nhấn mạnh như vậy tại cuộc họp giao ban của Ban chỉ đạo diễn ra ngày 31/1 tại Trụ sở Chính phủ.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Mục đích cuối cùng của cổ phần hoá, thoái vốn là phải nâng cao năng lực và hiệu quả đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp. |
Báo cáo của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cho thấy, số lượng doanh nghiệp nhà nước đã giảm mạnh, từ hơn 6.000 doanh nghiệp nhà nước năm 2011, đến nay còn hơn 500 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa hầu hết đều sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Dự kiến đến năm 2020, cả nước chỉ còn khoảng 150 doanh nghiệp nhà nước.
Năm 2017, có 69 doanh nghiệp nhà nước được phê duyệt phương án cổ phần hóa, giá trị vốn nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần hóa được xác định lại trên 160 nghìn tỷ đồng, gấp 6,34 lần so với tổng giá trị phần vốn nhà nước cổ phần hóa năm 2016.
Về thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cả nước đã thoái được 8.915 tỷ đồng, thu về 139.385 tỷ đồng. Số doanh nghiệp thành lập mới cả nước đạt cao nhất từ trước đến nay với trên 126 nghìn 800 doanh nghiệp, tăng hơn 15% so với năm 2016. Tổng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới gần 1 nghìn 300 tỷ đồng, tăng trên 45%.
Tham luận tại hội nghị, một số ý kiến cho rằng, cần thực hiện nghiêm túc các quy định của Chính phủ, đặc biệt là về đất đai của các doanh nghiệp ở các thành phố lớn trước khi cổ phần hóa để bảo toàn nguồn vốn nhà nước.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Doãn Toản cho biết, "Trong 3 doanh nghiệp mà chúng tôi đang triển khai cổ phần hóa với nguyên tắc rà soát lại địa điểm xem việc sử dụng đất của các doanh nghiệp có đúng không. Nếu vi phạm quy hoạch phải thu hồi. Ngoài ra nếu là cho thuê, sử dụng sai mục đích vi phạm luật đất đai cũng thu hồi. Thứ ba là các địa điểm còn lại phải phù hợp với các phương án kinh doanh của doanh nghiệp sau cổ phần."
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá, số doanh nghiệp nhà nước làm ăn có lãi chiếm trên 80%, tăng hơn gấp đôi so với năm 2012. Thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp gấp hơn 15 lần giá trị sổ sách là con số chưa từng có.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng chỉ ra một số bộ, ngành còn chậm cổ phần hoá, một số nơi tiến hành với tâm lý quá thận trọng. |
Phó Thủ tướng khẳng định, tất cả tiền bán vốn đều đưa vào ngân sách nhà nước phục vụ cho đầu tư phát triển.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng chỉ ra một số bộ, ngành còn chậm cổ phần hoá, một số nơi tiến hành với tâm lý quá thận trọng. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá nhưng vẫn không niêm yết...
Năm 2018 là năm cao điểm về cổ phần hóa. Quý 1 năm nay sẽ có 4 doanh nghiệp vốn lớn lên sàn chứng khoán đó là Tập đoàn Cao su Việt Nam, Tổng công ty Dầu Việt Nam, Điện lực Dầu khí và Lọc hóa dầu Bình Sơn.
Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành tiếp tục hoàn thiện thể chế, khuôn khổ pháp lý về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, về sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa 12. Đồng thời, yêu cầu các đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp tiếp tục cơ cấu lại toàn diện doanh nghiệp nhà nước về tổ chức, chiến lược, quản trị, tài chính, công nghệ, sản phẩm, ngành nghề, nhân sự, tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy tổ chức.
Nhấn mạnh 3 bài học lớn của cổ phần hóa, bán vốn năm 2017 gồm: Kiểm soát chặt đất đai, giá trị doanh nghiệp và công khai minh bạch hoạt động qua niêm yết trên thị trường chứng khoán, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo các Bộ, ngành địa phương thực hiện nghiêm Nghị định 126 của Chính phủ để tránh thất thoát vốn nhà nước.
"Tất cả các doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa phải tổng rà soát đến từng mét vuông đất. Có phương án sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền, Trung ương là Bộ Tài chính, ở địa phương là từng tỉnh một xác định. Vinafood 3,6 triệu mét vuông đất, chúng tôi bắt rà từng mét vuông một, như thế mới làm được. Chứ chờ cổ phần hóa xong mới quản lý đất đai là thất thoát rất nhiều", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng khẳng định, "Đất nào không sử dụng chuyển về địa phương thì phải trả địa phương. Đất nào giữ lại để làm gì phải có mục tiêu sử dụng, không được giữ lại nói là mục tiêu sản xuất nhưng lại kinh doanh thương mại hay bất động sản"./.Chậm cổ phần hóa, sẽ đánh giá sếp VNPT không hoàn thành nhiệm vụ
Cổ phần hóa Tổng công ty Phát điện 3 trong nửa đầu năm 2018
Gần hết năm 2017, cổ phần hóa DNNN chưa đạt 50% kế hoạch