Mới đây, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) đã có kiến nghị gửi tới tân Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh về các vấn đề còn tồn đọng của 2 DN nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực bia - nước giải khát là Tổng CTCP Bia Rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và Tổng công ty Bia Rượu nước giải khát Hà Nội (Habeco). Hiện Bộ này đang đại diện tới gần 90% và 82% vốn điều lệ tại 2 DN trên.
Sau khi vượt qua Habeo, tới lượt Sabeco đang bị Heineken nhăm nhe qua mặt |
Trong đó trách nhiệm của người đứng đầu, mà cụ thể là những cá nhân phụ trách quản lý vốn nhà nước gián tiếp cũng như trực tiếp tại Sabeco và Habeco được VAFI đưa ra làm nguyên nhân chính lý giải cho việc mặc dù có tiền năng phát triển là rất lớn nhưng tăng trưởng của 2 DN vẫn quá chậm.
VAFI cho rằng, đang có đông đảo nhà đầu tư thắc mắc tại sao Bộ Công Thương lại cử cán bộ kinh doanh thua lỗ hàng trăm tỷ từ một DN khác về làm thành viên Hội đồng quản trị và cán bộ chủ chốt trong Ban điều hành tại Sabeco? Thậm chí có cả Vụ trưởng về làm Chủ tịch mà khi trước đó không một ngày làm tại DN.
Chủ tịch Hội đồng quản trị theo đúng nghĩa phải là linh hồn của DN, phải rất giỏi về quản trị DN, phải có nhiều thành tích và uy tín cao trong DN, nhưng người được bổ nhiệm vào ví trí này tại Sabeco trong nhiều nhiệm kỳ vừa qua lại không đáp ứng được đầy đủ, VAFI tỏ ra băn khoăn.
Bên cạnh đó, VAFI còn đưa ra kiến nghị cần đẩy nhanh quá trình niêm yết và thoái toàn bộ vốn Nhà nước tại Sabeco cũng như Habeco. Theo đó, mặc dù cả 2 DN này đã thực hiện việc cổ phần hóa được hơn 8 năm nhưng vẫn nhiều lần tìm cách trốn tránh việc niêm yết. Mặc dù, trong đề án cổ phần hóa của Sabeco và Habeco đều chỉ rõ việc cổ phần hóa phải gắn với việc niêm yết theo đúng chủ trương của Nhà nước.
VAFI cũng đưa ra nhận định, nếu đối chiếu qui định và chính sách của Chính phủ, cũng như các nghị quyết đại hội cổ đông tại Sabeco và Habeco về thực hiện niêm yết thì những người quản lý vốn trực tiếp và gián tiếp tại 2 DN này đã không thực hiện đúng. Bởi những lãnh đạo này được giao nhiệm vụ quản lý vốn Nhà nước nên phải thực hiện những quyết sách lớn của Chính phủ chứ không có quyền từ chối thực hiện vì họ không sở hữu vốn.
Chính từ việc trốn tránh niêm yết đã làm yếu kém công tác quản trị cũng như giảm giá trị DN, tệ hại hơn là đẩy dần DN vào tình trạng kinh doanh kém hiệu quả, kinh doanh thua lỗ, VAFI đánh giá. Ví dụ tiêu biểu cho "tương lai" này là trường hợp của Sabeco và Vinamilk. Nếu như cách đây 10 năm, lợi nhuận Sabeco cao gần gấp 2 lần so với Vinamilk thì nay lợi nhuận của Vinamilk lại cao gần gấp 3 lần Sabeco.
VAFI đưa ra đề nghị, Bộ Công Thương cần nhanh chóng đề nghị Chính phủ cho phép bán toàn bộ vốn nhà nước tại Sabeco và Habeco theo hình thức đấu giá công khai tại Sở giao dịch chứng khoán. Đấu toàn bộ cổ phần nhà nước tại 1 lần đấu giá nhằm gia tăng tối đa giá trị tại Sabeco và Habeco. Không áp dụng việc mua bán thỏa thuận nhằm tránh tiêu cực, đồng thời tạo sân chơi cho nhiều nhà đầu tư lớn tham gia cạnh tranh giá.
Theo Hiệp hội này ước tính, số tiền thu được dự tính trên 3 tỷ USD.
Thu hồi 408 tỷ đồng của Sabeco: Xin tiền nhà nước nộp...ngân sách nhà nước