s1_kfca.jpg
Tác dụng của đẳng sâm đã được viết nhiều trong các tài liệu y học cổ truyền. (Ảnh: rungvangtaybac)
Đẳng sâm cũng được xem là thuốc bổ máu, tăng hồng cầu. Dùng trong bệnh suy nhược, ăn không ngon, thiếu máu, ốm lâu ngày, sa dạ con, rong huyết.(Ảnh: rungvangtaybac)
Đẳng sâm thuộc loại cây leo sống nhiều năm. (Ảnh: thucvatduoc)
Thân cây đẳng sâm có màu lục nhạt hoặc hơi pha tím. Lá mọc đối hoặc so le, phiến hình tim ở gốc, đầu lá nhọn, mép nguyên, lượn sóng hoặc hơi khía răng cưa; mặt trên màu xanh lục nhạt, mặt dưới màu trắng xám. (Ảnh: vuahatgiong)
Đẳng Sâm được tìm thấy nhiều tại các tỉnh miền núi phía Bắc của nước ta như Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng, Sơn La. (Ảnh: sanvatdantoc)
Mùa củ sâm rừng bắt đầu từ khoảng tháng 11 dương lịch cho đến tháng 3 dương lịch. (Ảnh: rungvangtaybac)
Phần rễ cây (củ đẳng sâm) khá dài, hình trụ, đường kính khoảng 1 -2cm. (Ảnh: thucvatduoc)
Những người dân tộc chỉ vào rừng đào củ đẳng sâm tươi khi nông nhàn. (Ảnh: rungvangtaybac)
Củ sâm rừng tươi sau khi được rửa thật sạch thì đem chẻ làm đôi theo chiều dọc (để có thể sấy khô hoàn toàn) sau đó đem sấy bằng máy sấy dược liệu trực tiếp tại cửa hàng. (Ảnh: rungvangtaybac)
Đẳng sâm sau khi đã được rửa sạch phơi héo tự nhiên. Giá thị trường hiện tại, đẳng sâm có giá từ 400 - 500.000 đồng/kg. (Ảnh: cooky)
Tại huyện miền núi Quế Phong của tỉnh Nghệ An, người dân đang tiến hành trồng đẳng sâm. (Ảnh: Báo Nghệ An)
Theo kế hoạch, từ nay cho đến năm 2020 huyện Quế Phong sẽ tiếp tục bảo tồn và trồng bổ sung 240 ha cây Đẳng Sâm. (Ảnh: Báo Nghệ An)./.