Sáng nay (12/3), Ban chỉ đạo Tây Nguyên phối hợp với Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh Đak Lak tổ chức Hội thảo “ Phát triển ngành hàng cà phê Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế”.
Theo ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, từ năm 1975 đến nay, ngành hàng cà phê Việt Nam đã phát triển vượt bậc cả về năng suất, diện tích và sản lượng. Đến năm 2016 diện tích cà phê cả nước là trên 643.000 ha, năng suất khoảng 24 tạ/ha, thuộc mức cao của thế giới.
Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất, xuất khẩu cà phê đứng hàng thứ 2 thế giới. (Ảnh minh họa: Internet) |
“Trước yêu cầu phát triển bền vững, ngành cà phê đang đứng trước những tiềm ẩn, nguy cơ phát triển thiếu ổn định. Sức cạnh tranh thấp, sản lượng chưa cao và hầu như phụ thuộc vào sự điều tiết từ bên ngoài chuỗi giá trị cả ngành cà phê từ sản xuất, thu mua, chế biến, bảo quản, tiêu thụ chưa gắn kết chặt chẽ”, Thứ trưởng Hà Công Tuấn chỉ rõ.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý cũng đi sâu về giải pháp trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và xuất khẩu cà phê trong điều kiện biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế.
PGS.TS. Trương Hồng, Quyền Viện trưởng, Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho rằng, cần phải có giống cà phê thích ứng với biến đổi khí hậu như giống chịu hạn, chịu sâu bệnh, giống cho năng suất cao, chất lượng tốt.
“Đặc biệt cần phải áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật khác như trồng xen, ứng dụng cộng nghệ tưới tiết kiệm, quản lý sau bệnh hại…những giải pháp đó sẽ giúp canh tác cà phê thích ứng với biến đổi khí hậu thành công”, ông Hồng cho biết.
Các ý kiến cũng đã nhấn mạnh về công tác nghiên cứu, mở rộng thị trường, thu hút nhà đầu tư và đại lý xuất khẩu ngoài nước… qua đó giúp ngành hàng cà phê Việt Nam nói chung và tại Tây Nguyên nói riêng phát triển ổn định, bền vững.
Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam đề xuất, trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, cạnh tranh trong ngành cà phê càng diễn ra quyết liệt. Không chỉ có các doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh với nhau, các doanh nghiệp quốc tế có nhiều lợi thế hơn chúng ta về vốn về về thị trường… do đó trong hội nhập, các thị trường cùng nhau mở cửa sẽ là những thách thức lớn cần phải giải quyết.
Cà phê Buôn Ma Thuột: Chuyện 100 năm và những héc-ta bạc tỷ
Cùng với đó, nhà nước tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện các cơ chế, chính sách khả thi và hiện thực hơn để phát triển ngành cà phê bền vững./.
Hương sắc, vị thế và giá trị trăm năm của cà phê Tây Nguyên