Vụ mùa trước gia đình ông Nguyễn Thành Bích, thôn 10, xã Long Hà, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước đạt năng suất hơn 12 tấn củ sắn/ha. Tuy nhiên, năm nay do dịch bệnh, mỗi ha chỉ đạt khoảng 4 tấn sắn. Với diện tích 10 ha sắn trồng xen cao su mới trồng, trong vụ này gia đình ông Bích dự kiến chỉ thu về tầm 40 tấn củ, không đủ bù chi phí.

san_xvqt.jpg
Bệnh khảm lá trên cây sắn khiến người dân lao đao. (Ảnh minh họa: KT)

Ông Nguyễn Thành Bích buồn bã, năm nay mới trồng cày bừa 4 lần, làm cũng sạch sẽ. Khi trồng 1 tuần sau đâm mầm thì bị hỏng hết. Trên mảnh đất  trồng cao su, có ảnh hưởng từ nấm nên có phun thuốc nhưng không hiệu quả.

Theo các hộ dân, bệnh khảm lá sắn lan truyền qua bọ phấn trắng và qua hom giống lấy từ cây bệnh, đây là bệnh rất nguy hiểm và khó phòng trừ. Chưa đầy 2 tháng nữa sẽ thu hoạch sắn, nhưng dịch bệnh này khiến người dân lo lắng. Điển hình như xã Long Hà, hầu hết diện tích trồng sắn điều nhiễm bệnh.

Ông Nguyễn Ngọc Bích, cán bộ bảo vệ thực vật của xã cho biết: “Theo nắm bắt sơ bộ, các vườn cây bị bệnh nặng hết. Nếu năm nay bị bệnh thì sang năm rất khó có giống cây, quan trọng nhất là giống, lấy giống ở đâu”?

Trước thực trạng này, ông Nguyễn Văn Danh, Trưởng bộ phận Kỹ thuật và Dịch vụ, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước khuyến cáo, bà con trồng sắn cần có biện pháp tiêu hủy kịp thời diện tích sắn nhiễm bệnh, nếu không sẽ gây khó khăn rất nhiều trong những năm tiếp theo: “Chúng tôi hướng dẫn bà con cách tiêu hủy kịp thời, đồng thời khuyến cáo bà con có diện tích đã nhiễm bệnh không nên trồng lại năm tiếp theo, nếu trồng thì sẽ bị bệnh tiếp”.

Hiện nay, 110 ha sắn của huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước bị bệnh nhiễm khảm lá và đang lan rộng sang nhiều địa phương khác. Người dân đang loay hoay không biết nên nhổ bỏ, tiêu hủy rẫy sắn hay chờ thu hoạch để giảm thiệt hại./.

“Vỡ mộng” cây sắn tỷ đô?

Mấy năm gần đây, việc trồng sắn diễn ra khá mạnh từ Bắc tới Nam và sắn đã được Bộ Công Thương đưa vào danh mục 10 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD.