Trong đó, chủ yếu là cho vay doanh nghiệp sử dụng người lao động theo Nghị quyết số 68 là 345 tỷ đồng; cho vay giải quyết việc làm 258 tỷ đồng; cho vay nước sạch vệ sinh môi trường 93 tỷ đồng; cho vay hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo là 62 tỷ đồng…

Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 3.482 tỷ đồng, tăng 15,68% so với cuối năm 2021 (hoàn thành 56,5% kế hoạch tăng trưởng tín dụng được giao năm 2022).

Với dư nợ tăng chủ yếu ở các chương trình như: cho vay doanh nghiệp sử dụng người lao động theo Nghị quyết số 68 là 340,6 tỷ đồng; giải quyết việc làm tăng 194 tỷ đồng; nước sạch vệ sinh môi trường tăng 3,3 tỷ đồng, nhà ở xã hội tăng 2,7 tỷ đồng; cho vay học sinh sinh viên mua máy tính và cho vay cơ sở giáo dục ngoài công lập tăng 4,7 tỷ đồng…

Các chương trình có dư nợ giảm nhiều nhất so với đầu năm như: cho vay hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo giảm 70 tỷ đồng; 7/8 đơn vị dư nợ tăng so với đầu năm, cao nhất là thành phố Bắc Ninh tăng 329,5 tỷ đồng, huyện Quế Võ tăng 39 tỷ đồng, thành phố Từ Sơn tăng 29 tỷ đồng…/.