1_nam_xtic.jpg
Sau cơn mưa, nắng hửng lên là nấm tràm mọc càng nhiều và càng bụ. Đó cũng là lý do mà thời điểm này, bà con các xã vùng thượng Kỳ Anh như: Kỳ Sơn, Kỳ Hợp, Kỳ Lâm, Kỳ Thượng… tích cực tìm về những rừng tràm để hái nấm. (Ảnh: Báo Hà Tĩnh).
Ông Nguyễn Văn Ngọc (xóm Minh Châu – xã Kỳ Hợp) cho hay, sở dĩ gọi là nấm tràm vì nấm được mọc lên từ mùn của lá và vỏ cây tràm rụng. (Ảnh: Báo Hà Tĩnh).
Nấm tràm mọc nhiều từ tháng 5 đến tháng 7 âm lịch. Người dân ở làng thường rủ nhau đi hái nấm rất đông. (Ảnh: Báo Hà Tĩnh).
Có ngày mỗi người thu về từ 20 – 30 kg nấm, cá biệt có những người hái được trên 50 kg, bán được vài triệu đồng. Đây là nguồn thu khá lớn đối với những người dân miền núi còn nhiều khó khăn. (Ảnh: Báo Hà Tĩnh).
Những năm gần đây, Kỳ Anh mở rộng diện tích trồng tràm nên người dân trong vùng càng được hưởng lợi từ việc hái nấm tràm. Thanh niên trai tráng thì trèo lên núi cao, những người có tuổi và trẻ nhỏ lên những chỗ thấp, gần nhà. (Ảnh: Dacsanngon.com).
Nấm tràm rất dễ bán. Người dân thường bày bán ngay trước cửa nhà cho khách qua đường. (Ảnh: Dacsanngon.com).
Theo người dân vùng thượng Kỳ Anh, nấm tràm được bán tại gốc với giá 20.000 đồng/kg, nhưng thương lái đưa về xuôi giá sẽ tăng lên từ 30.000 - 40.000 đồng/kg. (Ảnh: Dulichdaiviet).
Nấm tràm có màu nâu tím, ăn ban đầu có vị nhẫn đắng nhưng sau đó sẽ ngọt hậu, bùi béo và rất thơm. Với không ít người, vị đắng của nấm càng hấp dẫn vị giác, nhưng nhiều người cạo vỏ nấm để bớt đắng. (Ảnh: Dulichdaiviet).
Sau khi cạo lớp ngoài của tai nấm và chân nấm thì nấm được ngâm với nước muối rồi được chần qua nước sôi, sau đó mới đem chế biến. Nấm tràm lành, mát mà lại ngon nên được nhiều người ưa chuộng. (Ảnh: YouTube).
Nấm tràm mọc lên từ mùn của lá và vỏ cây tràm rụng. (Ảnh: YouTube)./.