nb1_retw.jpg
Do thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, ngựa nuôi đã giúp nhiều gia đình ở  xã Hữu Kiên, Chi Lăng, Lạng Sơn thoát nghèo. (Ảnh: VnExpress)
Thông thường người dân thả ngựa bạch trên đồi từ tháng 10 đến tháng 3 âm lịch năm sau. Ngựa bạch chủ yếu nuôi lấy thịt và nấu cao.
(Ảnh: VnExpress)
 Mỗi con non sau khi cai sữa 5 tháng được thương lái mua với giá khoảng 20 triệu đồng. Ngựa 3 năm tuổi có giá khoảng 60 triệu đồng, những con già hơn một chút để lấy xương nấu cao giá 70-80 triệu đồng. 
(Ảnh: VnExpress)
Người dân ở làng Phẩm, xã Dương Thành, huyện Phú Bình, Thái Nguyên nuôi ngựa bạch bán lấy thực phẩm hoặc nấu cao, làm giò... từ đó nhiều hộ xây được nhà lầu, tậu xe hơi. (Ảnh: Zing)
Anh Nguyễn Văn Tuân ở thôn Trì Thượng 2, xã Trì Thượng, huyện Bảo Thắng, Lào Cai với có mô hình nuôi ngựa vỗ béo cho thu nhập cao. (Ảnh: Doanh nghiệp Việt Nam)
Nhiều người nuôi ngựa cho biết, sau 1 năm vỗ béo đúng tiêu chuẩn ngựa được bán với giá 50 - 60 triệu đồng. Nếu mổ thịt hoặc nấu cao giá sẽ cao hơn rất nhiều. (Ảnh: Zing)
Đàn ngựa bạch của anh Nông Văn Hải, thôn Suối Mã A, xã Hữu Kiên, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. (Ảnh: VTC News)
Loài ngựa có sức đề kháng rất tốt, ít bệnh và cho thu lãi khá nhanh. 1 con ngựa cái bắt đầu đẻ sau 3 năm, ngựa con tầm 4 -5 tháng tuổi có thể xuất bán. (Ảnh: VTC News)
Hàng năm, trạm thú y của xã Hữu Kiên vẫn có thống kê đầy đủ về số ngựa của từng hộ, Hiện tại mỗi hộ đều có ít nhất là 2 con, nhiều nhất là 10 đến 15 con. (Ảnh: VTC News)
Mô hình nuôi ngựa bạch đã làm thay đổi bức tranh kinh tế của xã, tạo sự ổn định về đời sống cho nhiều người dân. (Ảnh: VTC News)