Theo đó, khu vực địa lý là các huyện Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Thạnh Phú, Ba Tri, Bình Đại và thành phố Bến Tre.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này với thời gian bảo hộ vô thời hạn trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Dừa Xiêm Xanh và bưởi Da Xanh ở Bến Tre vừa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. |
Toàn tỉnh Bến Tre hiện có trên 70.000 ha diện tích trồng dừa, trong đó diện tích dừa Xiêm Xanh gần 8.000 ha. Riêng bưởi Da Xanh đã phát triển hơn 7.200 ha, cho sản lượng khoảng 57.000 tấn/năm.
Đây là 2 loại trái cây có chất lượng cao được xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới.
Trái dừa Xiêm Xanh và bưởi Da Xanh có chỉ dẫn địa lý sẽ gia tăng cơ hội xuất khẩu, dễ dàng tiếp cận những thị trường khó tính, nhất là thị trường EU, Mỹ, Nhật. Đồng thời nâng cao uy tín của trái cây Bến Tre.
Bà Phan thị Thu Sương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre cho biết, ngoài việc xây dựng thương hiệu, đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, sắp tới, tỉnh Bến Tre sẽ nhân rộng các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trái cây, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất trái cây chất lượng cao.
"Hiện nay, chất lượng chưa đồng đều mẫu mã cũng chưa đạt, do đó phải đưa các giải pháp về công nghệ vào. Song song đó, công tác giống cũng rất quan trọng, phải tìm ra những giống có năng suất, chất lượng phải phù hợp với biến đổi khí hậu. Đa dạng hóa thị trường, ngoài thị trường trong nước chúng tôi sẽ mở rộng ra xuất khẩu", bà Sương nói./.Chuỗi cung ứng nông sản an toàn: Nhiều sản phẩm còn thiếu chứng nhận
Thịt trâu sấy và khoai môn Bảo Yên được chứng nhận nhãn hiệu tập thể