vov_1_pqji.jpg
Đình làng Đình Bảng là một ngôi đình cổ kính nổi tiếng nhất của đất Kinh Bắc, được xây dựng từ năm 1700 và đến năm 1736 mới được hoàn thành.

Ở chính điện là một bức cửa võng lớn, trang trí dày đặc với các chữ triện, các con vật như rồng, phượng, ngựa, sư tử, mây, các cây trong bộ tứ quý. P
hía trên bức cửa võng là trần gỗ che kín mái gian giữa với hình trang trí là một con chim phượng xoè rộng cánh.

Nội thất đình có kết cấu hệ kèo chồng rường theo quy cách đình chùa truyền thống của người Việt.

Nghệ thuật điêu khắc thể hiện xu hướng của thời điểm cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18. Những đường nét được chạm khắc tinh xảo đến từng chi tiết nhỏ.
 Nét tinh tế trong nghệ thuật điêu khắc ở đình Đình Bảng khiến bất cứ ai đến đây cũng phải khâm phục bàn tay tài hoa của cha ông. Ảnh: Một góc mái đình.

Trên 28 chiếc kẻ hiên là 28 đầu rồng, mỗi đầu mang một vẻ riêng.
Mái đình lợp ngói mũi hài và có các đầu đao vút cong
, tạo cảm giác uy nghi, bề thế

Nóc đình cao tới 8 m, phần mái chiếm 2/3 chiều cao của đình.

Tòa đại đình được xây trên nền cao ba bậc đá xanh bao quanh. Bốn mặt bưng kín bằng ván có thể tháo mở. Đại đình gồm 6 hàng chân cột với 60 cột cái bằng gỗ lim đường kính từ 0,55 m đến 0,65 m. Một nét đặc biệt khác là đình mang kiến trúc nhà sàn với sàn gỗ cao 0,7 m so với mặt nền.

Tại đình làng, nhân dân thờ Lục Tổ (6 vị có công lập lại làng vào thế kỷ XV). Sau này khi đền Lý Bát Đế bị thực dân Pháp phá năm 1948, nhân dân đã tiếp nhận bài vị của tám vị vua triều Lý về thờ tại đình Đình Bảng.
Con chó đá trong sân đình được tạc cùng thời gian xây dựng đình. Các cụ trong làng kể rằng, ngày trước lính Pháp từng dùng xe tăng hòng kéo đổ chó đá nhưng không thể được.
Miếu thờ thổ công trong sân đình.

Giếng nước cổ trong khuôn viên đình.
Đình làng là nơi tổ chức các sinh hoạt chung của làng, nơi người dân thường lui tới vui chơi...

...và thư giãn sau một ngày học tập và làm việc.