Bánh mì là một món ăn quen thuộc và gần gũi với người dân Việt Nam. Giờ đây, bánh mì cũng có rất nhiều "phiên bản" không chỉ đơn thuần có màu vàng óng mà có màu "đen như than".

 

Với "cơn sốt" bánh mì đen tại Quảng Ninh, giờ đây một cửa hàng nằm trên phố Tô Hiệu, quận Cầu Giấy, Hà Nội cũng đã cho ra lò những chiếc bánh mì đen tương tự như vậy.

Với "cơn sốt" bánh mì đen tại Quảng Ninh, giờ đây một cửa hàng nằm trên phố Tô Hiệu, quận Cầu Giấy, Hà Nội cũng đã cho ra lò những chiếc bánh mì đen tương tự như vậy.

Màu đen của chiếc bánh mì được tạo ra từ bột than tre.

 

Bột than tre sẽ được trộn cùng các nguyên liệu làm bánh thông thường.

 

 
Kiểm tra độ dẻo mịn và đàn hồi của bột bánh.

 

Được biết, công thức làm loại bánh này không quá khó, chỉ khác biệt nhiều nhất so với làm bánh mì thông thường là thời gian chờ nở lâu hơn.

 

 
Bột sau khi được nhào trộn đều sẽ được chia ra theo trọng lượng nhất định...

 

...để tạo ra những chiếc bánh có hình dạng cũng như là kích cỡ khác nhau.

 

Sau khi nặn, những chiếc bánh được xếp gọn gàng vào khay và mang đi ủ.

 

Bánh được cho vào lò ủ.

 

Thời gian ủ mất khoảng 20 phút sau đó được đưa ra để tạo hình thêm.

 

Những chiếc bánh mì sau khi được ủ để đạt được độ nở nhất định sẽ được cho vào lò nướng.

 

Nhìn những chiếc bánh mì đen sau khi ra lò tưởng như bánh bị cháy.

 

Bánh mì làm từ than tre sau khi ra lò sẽ có mùi thơm đặc biệt, khi ăn cảm giác bánh có một chút thanh hơn bánh mì thông thường.

 

Cũng chính vì màu sắc đặc biệt mà những chiếc bánh mì đen luôn cháy hàng mỗi khi ra lò./.