1. Bạn không nhất thiết phải mua đồ chơi đắt tiền cho con mình
Trẻ em có thể không hiểu hết giá trị của những món đồ chơi này. Thay vào đó, hãy dạy con bạn quý trọng từng món đồ chơi mà trẻ nhận được, bất kể chúng có giá bao nhiêu. Hãy nhớ rằng một số đồ chơi tốt nhất không nhất thiết phải là đồ chơi đắt tiền nhất. Vì vậy, cha mẹ không nên tiêu một khoản tiền lớn dành cho các món đồ chơi, bởi trẻ sẽ rất nhanh chán. Cha mẹ có thể lựa những món đồ chơi giáo dục để thông qua đó con vừa chơi lại vừa có thêm kiến thức. Cha mẹ chú trọng dạy trẻ cách biết ơn và hạnh phúc với những gì chúng có.
2. Cố gắng không mua quá nhiều
Khi ngày lễ đang đến gần, các cửa hàng đồ chơi bày biện rất nhiều món quà. Rất nhiều bậc cha mẹ, ông bà, cô, chú và những người thân khác đang tìm kiếm búp bê, quả bóng và những thứ tương tự mà họ nghĩ rằng bọn trẻ sẽ thích. Trẻ chắc chắn rất vui và hào hứng khi nhìn thấy những món đồ chơi dành riêng cho mình. Tuy nhiên, khi có quá nhiều món quà, bọn trẻ không tập trung vào món quà chúng vừa mở. Thay vào đó, chúng chỉ liên tục mở những món quà khác mà không cảm nhận, đánh giá cao những gì nhận được. Chắc chắn bạn không muốn điều này xảy ra. Do đó, hãy cố gắng không tặng trẻ nhiều hơn hai món quà trong một ngày.
3. Chọn đồ chơi phù hợp với lứa tuổi
Trẻ em thích những món đồ chơi phù hợp với giai đoạn phát triển cụ thể của chúng. Dưới đây là một số gợi ý về các loại đồ chơi mà trẻ em có thể sử dụng tối đa nhất qua các giai đoạn khác nhau:
+ Từ 0-6 tháng: Đồ chơi có màu sắc rực rỡ gắn vào nôi xoay phía trên em bé khi phát nhạc ru êm dịu hoặc thảm chơi tương tác.
+ Từ 6-12 tháng: Đồ chơi vận động, sách có minh họa tươi sáng bằng vải mềm, đồ chơi nổi sử dụng trong bồn tắm, tàu hỏa nhỏ, ô tô đồ chơi cho bé trai, búp bê mềm hoặc đồ chơi nhồi bông cho bé gái.
+ Từ 1-2 tuổi: Đồ chơi đẩy/kéo, hình khối, bóng, đồ chơi hộp cát, xếp hình, nhạc cụ, bộ nhà bếp, v.v.
+ Từ 2-3 tuổi – Đất nặn, bóng, bộ xếp hình legos lớn hoặc khối gỗ, xe ba bánh, sách, đồ chơi dọn phòng, kèn thổi, v.v.
+ Từ 3-5 tuổi: Sách, bút màu, sách tô màu, bột nặn, xe đạp, bộ vẽ và tô màu, hoặc bộ xếp hình...
4. Chú ý lựa chọn đồ chơi an toàn
Bạn không nên quá tin tưởng vào các thương hiệu đồ chơi nổi tiếng và đắt tiền vì không có gì đảm bảo rằng đồ chơi bạn mua sẽ an toàn. Nếu con bạn đang ở giai đoạn đưa mọi thứ vào miệng, đồ chơi không được chứa các bộ phận nhỏ gây nguy cơ trẻ nuốt, điều này rất nguy hiểm. Các bộ phận nhỏ của đồ chơi như mắt và các nút phải được gắn chặt vào thân đồ chơi. Khi đồ chơi được gắn vào dây, chiều dài tự do của dây phải ngắn hơn 300 mm để tránh gây nguy hiểm. Kiểm tra các cạnh hoặc điểm sắc nhọn của đồ chơi tránh trường hợp có thể làm con bạn bị thương. Ngoài ra, đồ chơi phải được làm bằng vật liệu chắc chắn không độc hại và không dễ bị vỡ. Đồ chơi an toàn nhất là đồ chơi làm bằng vật liệu tự nhiên, chẳng hạn như đồ chơi bằng gỗ ngày càng phổ biến, đặc biệt phù hợp với trẻ nhỏ.
5. Lưu ý về việc trang trí món quà
Món quà là một biểu hiện của tình yêu mà ba mẹ dành cho con. Do đó, ba mẹ hãy dành thời gian làm cho món quà của mình trở nên đặc biệt và đáng nhớ bằng cách chọn giấy gói quà và ruy băng đặc biệt. Và đừng quên thiệp gửi tới con, những chiếc thiệp nhỏ nhắn, ngộ nghĩnh sẽ khiến các bé rất yêu thích. Cha mẹ cũng có thể khiến con háo hức và hạnh phúc thông qua việc tạo bất ngờ khi tặng quà cho con./.