Giao tiếp với những người khó tính thường là một trải nhiệm không mấy dễ dàng. Cùng tham khảo những cách dưới đây để “bảo vệ” bản thân khỏi những cuộc tranh cãi không cần thiết nhé!
1. Nói chuyện trong khi đi bộ
Trong trường hợp cần nói chuyện hoặc giải quyết một vấn đề nào đó với một người khó tính, hãy cố gắng làm trong khi đi bộ. Thông qua vận động nhẹ nhàng, cả hai sẽ tính luỹ nhiều năng lượng tích cực hơn, giảm bớt năng lượng tiêu cực và tránh được những tương tác trực diện. Mặt khác, môi trường càng có nhiều phiền nhiễu xung quanh thì càng hạn chế nguy cơ một cuộc trò chuyện leo thang thành một “cuộc chiến”.
Trong trường hợp đối phương mời bạn đi uống cà phê, hãy khéo léo nói rằng bạn đã uống trước đó rồi và gợi ý sang một cuộc đi dạo.
2. Sử dụng phương pháp “sandwich” trong giao tiếp.
Tương tự như một chiếc bánh sandwich có nhiều lớp, cấu trúc của cách phản hồi này nôm na là “khen – chê – khen”. Có nghĩa là bắt đầu bằng một lời nói tích cực (khen), sau đó là những câu nói mang tính xây dựng (chê), và lại tiếp tục bằng một phản hồi tốt (khen).
Thông qua phương pháp này, hãy mở đầu cuộc trò chuyện với những người khó tính bằng một lời nhận xét tích cực. Đó có thể là một lời khen, một phản hồi tốt giúp họ cảm thấy thoải mái trước khi bước vào nội dung chính của cuộc trò chuyện. Cuối cùng, hãy kết lại bằng một lời cảm ơn, cảm ơn họ đã dành thời gian lắng nghe bạn.
3. Khéo léo
Sự khéo léo sẽ phát huy tác dụng khi đề cập đến các vấn đề tể nhị. Thay vì sử dụng câu cáo buộc “Bạn…”, hãy cố gắng sử dụng những tuyên bố “Tôi…”. Giả sử, nếu bạn gái hỏi cô ấy trông thế nào trong bộ váy này, đừng ngay lập tức nói rằng cô ấy không đẹp. Điều này sẽ nhanh chóng biến một cuộc trò chuyện vô hại trở thành trận chiến.
Thay vào đó, hãy nói rằng cô ấy trông đẹp, nhưng bạn nghĩ rằng cô ấy sẽ còn đẹp hơn với màu xanh làm. Bằng cách đó, cô gái của bạn sẽ không cảm thấy bị xúc phạm, ngược lại còn tôn trọng ý kiến của bạn.
4. Đặt cảm xúc của bạn sang một bên, hãy dùng lý trí
Những người khó tính thường hiếm khi cởi mở, hay nói cách khác, họ không dễ thông cảm. Vì vậy, mong đợi họ đặt mình vào cảm xúc của bạn là không thực tế. Thay vì tốn thời gian vô ích làm họ hiểu bạn đang cảm thấy thế nào, hãy đưa ra các dẫn chứng và giải thích sự tranh cãi theo quan điểm khách quan.
5. Tránh nói đến một số chủ đề
Nếu như trước đây, bạn cùng “người khó tính” đã có tiền lệ tranh cãi về một vấn đề nào đó và kết thúc không mấy tốt đẹp. Hãy đưa vấn đề đó vào “danh sách đen” ngay!
Ví dụ, bạn và anh trai từng có trải nghiệm không mấy thú vị khi thảo luận về việc ai sẽ làm việc nhà, vậy thì đừng cố gắng nói chuyện trực tiếp với anh bạn về vấn đề này. Tìm một người trung gian hoà giải nhằm đi đến các thoả thuận có lẽ là cách không tồi.
6. Hãy đặt ra ranh giới và không ngừng bám sát
Không chỉ tránh nói đến vấn đề mà người khó chịu không thích, bạn cũng cần có ranh giới của mình. Việc thiết lập một ranh giới có thể không dễ dàng ban đầu, đặc biệt nếu hai bạn khá thân thiết với nhau. Tuy vậy, đừng ngần ngại khi đề cập đến vấn đề này ngay cả với người khó tính nhất. Vì nó có thể là nền tảng cho một mối quan hệ lành mạnh sau này.
Ví dụ, nếu một ai đó liên tục hỏi bạn về kế hoạch sinh con mà bạn không muốn nhắc đến, hãy thẳng thắn nói với họ rằng: “Nếu bạn tiếp tục hỏi khi nào tôi có ý định sinh con, thì tôi xin phép không nói chuyện nữa”.
7. Hãy đưa họ vào trung tâm của cuộc nói chuyện
Những người khó tính thường sẽ dễ làm người khác không thoải mái. Nhưng nếu phản ứng lại một cách phòng thủ, bạn chỉ đang trao cho đối phương nhiều cơ hội để “bắt nạt” bạn mà thôi. Cách tốt nhất là hướng vấn đề của câu chuyện trở lại về phía họ bằng cách đặt những câu hỏi.
Chẳng hạn, trong trường hợp bạn biết chắc người kia chuẩn bị đưa những bình luận khó chịu dành cho bạn, hãy đổi chủ đề ngay lập tức. Và nếu có thể, tốt nhất là hướng chủ đề về phía họ. Bạn có thể tạo tình huống để đối phương “khoe khoang” trong một thời gian.
8. Tập trung vào những điều tích cực
Hãy tránh những nhận xét tiêu cực và luôn tỏ thái độ thân thiện. Vì xét cho cùng, chúng ta đều không biết đối phương phải trải qua những gì. Dù không thể hiện ra, có thể những gì họ làm đều có lý do chính đáng.
Ví dụ: Nếu một người bạn của bạn đến muộn, đừng vội đưa ra những bình luận tiêu cực hoặc buộc tội họ vì đến muộn. Thay vì thế, hãy đối diện với họ bằng một thái độ tích cực. Để đáp lại bạn, rất có khả năng đối phương sẽ xin lỗi và giải thích lý do đến muộn. Và thế là cả hai sẽ tiếp tục buổi hẹn bằng một bầu không khí tích cực.
Trên đây là những phương pháp nhằm giao tiếp với người khó tính, thậm chí khắc nghiệt hiệu quả. Chúc bạn luôn giữ được mối quan hệ tốt với những người xung quanh./.