Theo Thượng tọa Thích Nhật Từ, ngày nay, nếu các gia đình thờ Phật mà không thắp hương càng tốt vì hương thường làm từ nguyên liệu gỗ rẻ tiền, mạt cưa được ngâm tẩm hóa chất rất nhiều độc tố. Nếu thắp hương thường xuyên trong nhà thì độc tố sẽ ảnh hưởng đến chất lượng không khí, gây nguy hại cho tim, gan, phổi, não của các thành viên trong gia đình.

0_cqmr.jpg
Thượng tọa Thích Nhật Từ.

Thượng tọa Thích Nhật Từ cho biết thêm, đốt hương không có trong văn hóa Phật giáo Ấn Độ, nơi đức Phật sinh ra và truyền đạo, mà ảnh hưởng chủ yếu từ Trung Hoa. Người Trung Hoa tin rằng hương tạo ra khói, khói bay lên trời, nơi có cõi Phật. Thông qua khói bay, con người gửi gắm lòng thành mong Phật chứng giám. Đó là tập tục văn hóa Trung Quốc chứ không phải Phật dạy.

Các Phật tử đi chùa không thắp hương càng tốt. Mỗi năm, các chùa phải tốn kém chi phí tu bổ, sơn sửa lại do mọi người thắp hương nhiều quá, tượng bị nám và tường bị bẩn do ám khói. Vào chùa, nhất là trong những ngày lễ Tết, khói hương rất ngột ngạt, toàn là độc tố, không còn bình an nữa.

"Các gia đình nên mạnh dạn từ bỏ tập tục đốt hương. Để thay thế hương đốt, các gia đình có thể dùng hương điện tử, vừa không gây ô nhiễm, vừa tạo ra thẩm mỹ, lại giữ cho bàn thờ sạch sẽ. Bằng cách này, chúng ta bày tỏ lòng tôn kính với Phật, không rơi vào những tập tục mê tín đã tồn tại khá lâu. Hãy thay đổi thói quen không phải văn hóa của đạo Phật thì lợi lạc sẽ lớn hơn nhiều", Thượng tọa Thích Nhật Từ nói./.

Cần loại bỏ tập tục đốt vàng mã

VOV.VN -Về bản chất, đạo Phật không khích lệ tập tục này. Việc ngừng các hoạt động mê tín dị đoan, trong đó có việc đốt vàng mã là điều cần thiết.