vov_qs5_ieep.jpg
Ngày 12/2, Hoà thượng Thích Thanh Nhiễu ký công văn số 31 về việc tăng cường nét đẹp văn hóa dân tộc tại các cơ sở thờ tự Phật giáo, t
rong đó đề nghị chư tôn đức tăng ni nêu cao tinh thần Bồ tát đạo, hướng dẫn đồng bào phật tử và bà con loại bỏ mê tín dị đoan, đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự phật giáo và các hình thức khác trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc và văn hóa phật giáo Việt Nam.
Ngày 8 tháng Giêng, theo ghi nhận của phóng viên, tại một số đền chùa nổi tiếng ở Hà Nội,
người dân đi lễ chỉ mang theo hương và đứng thắp hương ngoài sân. Ảnh: Người dân đi lễ chùa Quán Sứ.
Khu vực hóa vàng ở chùa Quán Sứ không một bóng người
Lò hóa vàng gần như nguội lạnh.
Trước cổng chùa Trấn Quốc vẫn còn nhiều hàng bán hương hoa tiền vàng nhưng rất ít người mua.
Bên trong chùa không có ai đặt đồ mã, người dân đứng dâng hương ngoài sân.
Lò hóa vàng tại chùa Trấn Quốc.

Người dân đi lễ đền Quán Thánh
Hiện tại, hầu hết các đền chùa ở Hà Nội đã hạn chế thắp hương trong chính điện hoặc dùng hương điện.
Tại đền Quán Thánh, người dân vẫn đốt vàng mã nhưng có giảm so với trước đây.

Tuy nhiên, tình trạng dâng cúng tiền vàng mã tại Phủ Tây Hồ vẫn phổ biến.
Anh Mạnh Hưng (Đại Cồ Việt - Hà Nội) góp ý, các cơ sở thờ tự ở miền Bắc nên học tập các chùa ở miền Nam, không rải tiền khắp các ban thờ, không thắp hương khắp nơi, không đốt vàng mã gây ô nhiễm môi trường, lãng phí tiền của, nguy cơ hỏa hoạn...
 "Tôi thấy khi phật tử vừa đốt nhang, cắm nhang xong thì có người đến nhổ đi, nhúng nước và đem bỏ, nếu để nhiều quá thì ô nhiễm khói, có thể gây cháy rất nguy hiểm. Vậy cần hạn chế đốt nhang"; "Phải nghiêm cấm như pháo mới đúng, bao nhiêu vụ cháy vì vàng mã đầy tang thương", độc giả của VOV.VN bày tỏ.
"Các chùa cần quán triệt tới các tăng ni phật tử, thực hiện theo tinh thần của công văn số 31. Với tổng số tiền mà người dân mua vàng mã dâng cúng rồi đốt có thể sử dụng vào rất nhiều việc thiện nguyện có ích cho xã hội", Thượng tọa Thích Nhật Từ chia sẻ.