a1_gcfl.jpg

Sao Thủy: Sao Thủy nằm cách mặt trời 60 triệu ki lô mét, bằng 39% khoảng cách giữa Mặt Trời và Trái Đất. Đó là lí do tại sao trên sao Thủy mặt trời lớn hơn và bình minh sáng gấp 3 lần trên Trái Đất. 

Sao Kim: Khoảng cách giữa Mặt Trời và sao Kim là 108 triệu ki lô mét (bằng 72% khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời). Do có lớp mây dày bao phủ trên hành tinh này mà Mặt Trời chỉ như một điểm sáng nhạt màu trong một ngày âm u, tăm tối. 

Sao Hỏa: Sao Hỏa quay quanh Mặt Trời ở khoảng cách 230 triệu ki lô mét, xa hơn 1,5 lần khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời. Tuy nhiên khoảng cách không phải là yếu tố làm giảm ánh sáng Mặt Trời trên đây mà chính những cơn gió mạnh mang bụi ngoài không gian vào hành tinh đỏ mới chính là tác nhân.

Sao Mộc:Đây là hình ảnh Mặt Trời nhìn từ mặt trăng Europa của Sao Mộc. Sao Mộc cách Mặt Trời 779 triệu ki lô mét (gấp 5,2 lần khoảng cách giữa Mặt Trời và Trái Đất). Ánh sáng Mặt Trời chiếu trên sao Mộc trong một vòng tròn màu đỏ khi nó xuyên qua các lớp khí của hành tinh khổng lồ này. 

Sao Thổ: Sao Thổ nằm ở khoảng cách 1,5 tỉ ki lô mét so với Mặt Trời (gấp 9,5 lần khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời). Những tia nắng Mặt Trời khi đến được đây đã bị phản chiếu qua những tinh thể băng và lớp khí tạo nên một “mặt trời ảo” vô cùng ngoạn mục. 

Sao Thiên vương: Từ Ariel – một trong những mặt trăng của sao Thiên Vương, bạn sẽ được trông thấy một hình ảnh lạ thường nhưng rất ấn tượng này. Dường như ánh sáng Mặt Trời không thể chiếu tới tất cả hành tinh nhất là khi hành tinh này cách Mặt Trời tới 2.8 tỉ ki lô mét (gấp 19 lần khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời). 

Sao Hải Vương: Nếu đứng từ Triton – mặt trăng lớn nhất của sao Hải Vương, bạn sẽ thấy hình ảnh này của Mặt Trời. Nằm cách Mặt Trời 4,5 tỉ ki lô mét (gấp 30 lần khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời), những suối nước nóng đầy khí và bụi trên vệ tinh băng này đã che khuất ánh sáng nhỏ bé trong một bầu trời sao tăm tối. 

Sao Diêm Vương: Là hành tinh xa xôi nhất hệ mặt trời khi cách Mặt Trời 6 tỉ ki lô mét. Mặt Trời trên sao Diêm Vương chẳng khác nào một điểm sáng nhỏ nhoi. Điều này cũng có nghĩa là ánh sáng yếu hơn 1600 lần khi đi từ Mặt Trời tới sao Diêm Vương nhưng nó vẫn sáng hơn 250 lần ánh sáng Mặt Trăng nhìn từ Trái Đất.