Reuters báo cáo rằng Facebook đã xóa trang chính (True News Information Team) của quân đội Myanmar, được gọi là Tatmadaw, vì vi phạm nhiều lần các quy tắc cộng đồng nhằm ngăn chặn kích động và phối hợp bạo lực. Mạng xã hội không cho biết nguyên nhân sự cố nào gây ra hành động này, chỉ biết rằng nó diễn ra vài giờ sau khi hai người tham gia biểu tình bị thiệt mạng.

Trước đó Facebook đã cấm chỉ huy quân đội (cũng là lãnh đạo cuộc đảo chính) Min Aung Hlaing và các sĩ quan cấp cao khác vào năm 2018, đồng thời cấm hàng trăm trang quảng cáo bạo lực cùng năm đó. Facebook cũng đã đưa ra những hạn chế khác nhau đối với quân đội Myanmar kể từ sau cuộc đảo chính. Công ty hạn chế phạm vi tiếp cận của trang Tatmadaw về thông tin sai lệch, các bài đăng cáo buộc gian lận cử tri ủng hộ đảo chính bị xóa và cấm các cơ quan chính phủ thực hiện các yêu cầu xóa nội dung.

Hiện tại quân đội Myanmar đang cố gắng thực hiện nhiều bước để ngăn chặn các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ, bao gồm chặn Facebook ở nước này và tắt khả năng truy cập internet. Nhiều người được cho là đánh giá cao hành động của Facebook ngay cả khi trang web này hiện không thể truy cập vào tại Myanmar. Các nhà phê bình cũng chỉ ra rằng điều này có thể ngăn các hành động bạo lực hơn nữa tại quốc gia Đông Nam Á này.

Được biết trong những ngày qua, Ngoại trưởng một số nước thành viên Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á đã đề xuất triệu tập 1 cuộc họp không chính thức cấp Ngoại trưởng của khối, để thảo luận về Myanmar. Cuộc họp này nên diễn ra càng sớm, càng tốt, nhằm thúc đẩy các cuộc trao đổi quan điểm mang tính xây dựng và thúc đẩy các cuộc tiếp xúc với các bên Myanmar, xác định giải pháp khả thi dựa trên nguyên tắc không can thiệp vào tình hình nội bộ. ASEAN có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cuộc đối thoại mang tính xây dựng nhằm đưa Myanmar trở về trạng thái bình thường và ổn định./.