Điều đó có thể khiến các công ty gặp khó trong việc tiếp cận các công cụ sản xuất quan trọng và đạt được mục tiêu sản xuất có thể lớn hơn trước do nhu cầu ngày càng tăng.

Gelsinger cho biết “Đó là một phần lý do mà chúng tôi tin rằng sự thiếu hụt chất bán dẫn tổng thể hiện sẽ chuyển sang năm 2024, so với ước tính trước đó của chúng tôi vào năm 2023 vì tình trạng thiếu hụt hiện đã ảnh hưởng đến thiết bị và một số hoạt động của nhà máy sẽ gặp nhiều thách thức hơn”.

Việc đóng cửa nhà máy liên quan đến đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp chip vào thời điểm nhu cầu đang tăng cao. Điều này buộc không chỉ các công ty công nghệ mà cả các nhà sản xuất ô tô như GM và Ford phải hạn chế và thậm chí đình chỉ sản xuất. Sản lượng MacBook và iPad phải đối mặt với sự chậm trễ do thiếu linh kiện, trong khi sản lượng smartphone đã giảm vào cuối năm 2021. Theo CBS News, tình trạng thiếu chip toàn cầu khiến các công ty Mỹ thiệt hại 240 tỷ USD vào năm 2021 dựa trên ước tính của các chuyên gia.

Gelsinger trước đó đã tin rằng tình hình sẽ kéo dài cho đến năm 2023, phù hợp với kỳ vọng của các nhà phân tích và các lãnh đạo trong ngành. Sau khi Gelsinger trở thành CEO của Intel, công ty đã công bố một số khoản đầu tư lớn nhằm mở rộng sản xuất chip ra bên ngoài châu Á. Intel cho biết họ chi 20 tỷ USD để xây dựng hai nhà máy sản xuất chip ở Arizona và 20 tỷ USD khác tại “địa điểm sản xuất bán dẫn lớn nhất hành tinh” ở Ohio./.