may_bay_bien_hinh_1_qjkg.jpg
Cánh máy bay công nghệ mới này được lắp ghép từ nhiều hình khối nhỏ, có khả năng thay đổi hình dạng ngay trên không. Khi thành công, công nghệ này sẽ thay đổi hoàn toàn ngành hàng không thế giới.
Cánh máy bay thế hệ mới này được cấu tạo bởi hàng nghìn đơn vị vật liệu ghép với nhau, với sải cánh khoảng 4m.
Nhóm nghiên cứu gồm các chuyên gia hàng đầu từ NASA và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT).
Thiết kế này cho phép máy bay hoạt động tương tự như cánh chim. "Các thiết bị sẽ khóa chặt khớp liên kết giữa các đơn vị vật liệu khi máy bay lướt trên không. Cánh được điều chỉnh đến hình thái tối ưu khi bay. Khi cần thay đổi di chuyển đột ngột, các khóa khớp sẽ được mở.
Hệ thống điều khiển cánh máy bay cũng có thể được lập trình sẵn. Những liên kết bên trong cánh máy bay có thể thay đổi hình dạng tự động trong từng giai đoạn khác nhau của quá trình bay, đảm bảo tương thích với sự thay đổi khí động học và tối ưu hóa di chuyển.
Các đơn vị cấu tạo cánh máy bay làm bằng sợi polyetherimide được gia cố, in 3D thành một khối đa diện sau đó gắn kết với nhau.
Kennethh Cheung, nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Ames của NASA, cho biết việc chế tạo cánh máy bay bình thường tốn rất nhiều công đoạn và thời gian, đơn cử như quá trình sản xuất máy bay Boeing 787 Dreamliner và Airbus A380.
Với công nghệ này, có thể dễ dàng điều chỉnh cũng như dự đoán chính xác  hình dạng cánh máy bay dựa trên số lượng khối ghép. Phiên bản thử nghiệm cỡ nhỏ với sải cánh 1m được chế tạo vào năm 2016.
Hiện vẫn còn nhiều rào cản cần được giải quyết trước khi mẫu thiết kế "cánh chim" này được thương mại hóa. Thách thức lớn nhất là tích hợp loại vật liệu mới vào hệ thống hiện nay. Việc này sẽ đòi hỏi nhiều thời gian, nghiên cứu và tiền bạc./.