Uber đã đưa ra một số thiết kế skyport (bến đỗ) tiềm năng giúp mọi người hình dung tương lai của các taxi bay theo yêu cầu trông như thế nào. |
Các skyport này được tạo ra bởi công ty kiến trúc Gannett Fleming, có thể xử lý 200 chuyến bay/giờ, cất cánh và hạ cánh sau mỗi 24 giây. |
Các skyport của Uber sẽ được xây dựng tại các trung tâm giao thông hiện có quanh thành phố, kết nối với giao thông công cộng và các xa lộ giúp giảm bớt tắc nghẽn. |
Các bến đỗ này được thiết kế theo chiều dọc hướng lên trên nhằm đặt được ở những khu vực có mật độ cao, cho phép taxi bay UberAir cất cánh và hạ cánh trong không gian chật hẹp. |
Thiết kế của công ty kiến trúc Arup và Pickard Chilton chia thành 8 tầng riêng biệt xếp chồng lên nhau. |
Taxi bay có khu vực đỗ và cất cánh, chúng sẽ di chuyển lên không gian cất cánh mở (hoặc mái nhà) thông qua thang máy tự động. |
Các skyport dự kiến được xây trên các tuyến đường cao tốc hiện có, giúp hành khách có thể dễ dàng kết nối đến các khu vực khác. |
Công ty thiết kế Beck đã tạo ra skyport UberAir có nhiều tấm lót cất cánh và hạ cánh xếp chồng lên nhau. |
Uber cho biết họ sẽ cố gắng giảm chi phí bằng cách tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có như các tòa nhà chọc trời và bãi đỗ xe. Thiết kế này do Uber tạo ra, cho thấy một cửa sổ trời xếp chồng lên nhau được xây dựng trên đỉnh của bãi đỗ xe cao tầng. |
Uber nhận định, trong tương lai, xu hướng phát triển theo nhiều cấp độ để UberAir có thể đậu ở trên nóc các tòa nhà. |
Công ty thiết kế Corgan mang đến mô hình kết hợp nhiều cột trụ lục giác mở kết nối với nhau qua đường cao tốc. |
Thiết kế của Corgan cho thấy nhà ga và sân chờ ở các tầng bên dưới. |
Với thiết kế này, taxi bay có thể vòng quanh trong một mô hình số 8 để hạ cánh, trả hành khách, lên hành khách mới và sau đó cất cánh ở phía bên kia./. |