- Ưu tiên giảm lạm phát, phát huy hiệu quả đầu tư công
- Cần quy định rõ việc bảo vệ cho người tố cáo
- Làm rõ khái niệm khiếu kiện đông người
Sáng 27/10, trong buổi thảo luận tại hội trường, Quốc hội đồng tình với đánh giá khách quan của Chính phủ về các kế hoạch trên và thống nhất cho rằng trong bối cảnh tình hình kinh thế giới, thiên tai diễn biến phức tạp nhưng Chính phủ đã có sự điều hành linh hoạt nên tình hình kinh tế-xã hội năm 2011 đã đạt được những kết quả khả quan đến nay lạm phát giảm, chỉ số giá tiêu dùng tăng, thu ngân sách đảm bảo tiến độ kế hoạch, nhập siêu giảm, xuất khẩu đạt cao so với cùng kỳ năm 2010, an sinh xã hội được đảm bảo.
Tuy nhiên, Quốc hội đề nghị những tháng cuối năm Chính phủ cần quyết liệt chỉ đạo tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11, xây dựng đồng bộ chính sách tài khoá và tiền tệ để chống lạm phát hiệu quả; Đồng thời Chính phủ cần có giải pháp hài hoà giữa ổn định kinh tế vĩ mô kiểm chế lạm phát với tăng trưởng hợp lý và bền vững.
Ưu tiên đầu tư nguồn lực kinh phí cho cơ sở nông thôn
Cho ý kiến về chuơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đại biểu Võ Kim Cự (đoàn Hà Tĩnh) nêu xây dựng nông thôn mới có ý nghĩa chiến lược kinh tế-xã hội trước mắt và lâu dài, vừa cấp bách, vừa cơ bản.
Đại biểu cho rằng, sự chỉ đạo của Chính phủ là quyết liệt song cần có sự đầu tư nhiều hơn của nhà nước với chương trình xây dựng nông thôn mới. Vì khu vực này, vừa đảm bảo an ninh lương thực, an ninh kinh tế và đảm bảo yếu tố phát triển bền vững. Cho nên đồng thời với việc vận động nhân dân đóng góp để xây dựng nông thôn mới thì cần đầu tư mạnh hơn cho các nguồn lực cho lĩnh vực này, bởi những xã, huyện nghèo trong tỉnh nghèo không thể đủ điều kiện xây dựng nông thôn mới như các tiêu chí đã đề ra.
Mặt khác, cần có sự rà soát 16 chương trình mục tiêu quốc gia và dự án để hỗ trợ, tính toán lồng ghép đồng bộ nhằm loại trừ yếu tố trùng lặp. Để tập trung ưu tiên đầu tư nguồn lực kinh phí cho cơ sở nông thôn. Các chương trình xây dựng hạ tầng nông thôn mới, giảm nghèo, đào tạo giải quyết việc làm và các chương trình phát triển nông thôn, nông nghiệp gắn với cấu trúc lại nền kinh tế để tổ chức lại sản xuất trong từng xã, huyện để tạo ra của cải vật chất và nâng cao đời sống nhân dân.
Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh phát triển các loại hình doanh nghiệp gắn với phát triển sản xuất giải quyết việc làm đảm bảo an sinh xã hội của Chính phủ cần mạnh mẽ toàn diện và cơ bản hơn. Đặc biệt, cần quan tâm đến loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân, cổ phần. Đây là những doanh nhiệp tuy nhỏ, nhưng rất nhiều và hoạt động năng động rất có điều kiện phát huy trên địa bàn của từng huyện nhưng hiện nay rất khát vốn.
Đại biểu Võ Kim Cự đề nghị cần có chỉ đạo các ngân hàng thương mại chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp giảm lãi suất ngân hàng, hỗ trợ về đất đai…; đề nghị ngân hàng tháo gỡ khó khăn thủ tục hành chính rườm rà để doanh nghiệp có thể dễ tiếp cận nguồn vốn vay. Không nên quy định dư nợ bình quân cả nước mà cần theo từng tỉnh hay khu vực nơi nào có điều kiện phát triển tốt thì có sự linh hoạt hơn trong quy định trần dư nợ tín dụng
“Nên chăng các ngân hàng đồng hành với doanh nghiệp bớt một phần lợi nhuận vì các ngân hàng báo cáo lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng thì nên chia sẻ để các doanh nghiệp cùng đồng hành và phát triển trong xã hội”.
Đẩy mạnh hiệu quả chính sách an sinh xã hội
Trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, các chính sách an sinh xã hội vẫn được Chính phủ quan tâm đảm bảo. “Các chính sách an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo còn thiếu đồng bộ, thiếu ổn định. Tuy nhiên, có chính sách khi ban hành đối tượng thụ hưởng là rất rộng song quá trình thực hiện có bất cập đã được điều chỉnh theo hướng thu hẹp đối tượng thụ hưởng hoặc có chính sách vừa ban hành trong thời ngắn lại điều chỉnh đối tượng thụ hưởng, mức hỗ trợ nên gây tâm lý chờ điều chỉnh chính sách còn khá phổ biến. Nguồn lực cân đối để thực hiện các chính sách ban hành thường cấp muộn hơn so với thời gian hiệu lực của văn bản ban hành” - đây là vấn đề được nhiều đại biểu thẳng thắn góp ý kiến.
Cần ưu tiên nguồn lực để phát triển nông nghiệp, nông thôn |
Trong điều kiện tài chính còn hạn chế, việc ban hành mạng lưới các chính sách an sinh xã hội cần được tính toán phù hợp với nguồn ngân sách của Nhà nước. Để chính sách khi ban hành được thực thi ngay, tạo sự lan toả trong xã hội.
Chiều nay, Quốc hội tiếp tục làm việc tại Hội trường./.